Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Loại thuốc biến lính Mỹ thành 'siêu nhân' thời chiến tranh VN
Để trở nên "bất khả xâm phạm", binh lính Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam lạm dụng chất kích thích và thuốc chống loạn thần rồi phải hứng chịu hậu quả bi thảm.

 


Chiến tranh Việt Nam không chỉ là ví dụ của chiến tranh không cân xứng trong thế kỷ 20 mà còn được biết đến như "cuộc chiến dược lý" bởi số lượng khổng lồ các chất kích thích mà đặc biệt là amphetamine được sử dụng. Theo The Atlantic, nhà triết học người Anh Nick Land từng nhận xét chiến tranh Việt Nam "là sự giao nhau giữa dược lý và công nghệ bạo lực".

 

Từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, một số nghiên cứu đã chỉ ra amphetamine tác động tích cực để khả năng chiến đấu của con người và quân đội Mỹ luôn sẵn sàng cung ứng thuốc cho binh lính tại Việt Nam. Thuốc được phát cho đội trinh sát tầm xa hoặc phục kích. Trong khi liều lượng tiêu chuẩn là 20 mg cho 48 giờ sẵn sàng chiến đấu, hầu hết binh lính đều sử dụng nhiều hơn vì nghĩ amphetamine như kẹo.

 

Năm 1971, một báo cáo của chính phủ Mỹ tiết lộ từ năm 1966 đến 1969, lực lượng vũ trang đã tiêu thụ 225 triệu vỉ thuốc kích thích, trong đó chủ yếu là Dextroamphetamine (tên biệt dược Dexedrine), đồng phân đối hình của amphetamine, mạnh gấp gần 2 lần so với Benzedrine được dùng trong Thế Chiến thứ Hai. Trung bình, mỗi ngày một lính hải quân uống 21,1 viên Dexedrine, lính không quân 17,5 viên và lính bộ binh 13,8 viên. Đặc biệt, những người thuộc đơn vị đặc biệt đều được nhận một hộp thuốc chứa 12 vỉ Darvon (thuốc giảm đau loại nhẹ), 24 vỉ codeine (thuốc giảm đau dạng opioid) và 6 vỉ Dexedrine. Trước các chuyến đi dài và nguy hiểm, họ còn tiêm steroid.

 

"Chúng tôi có những loại amphetamine tốt nhất do chính phủ cung cấp", Elton Manzione, thành viên đội trinh sát tầm xa cho biết. Ông nhớ một tư lệnh hải quân đã mô tả amphetamine là loại thuốc "cho bạn lòng can đảm, giúp bạn tỉnh táo đến mức cảm nhận được mọi hình ảnh và tiếng động để trở nên bất khả xâm phạm". 

 

loai-thuoc-bien-linh-my-thanh-sieu-nhan-thoi-chien-tranh-viet-nam

 

Binh lính Mỹ tại chiến trường Việt Nam năm 1966. Ảnh: US Army.

 

Khi mới đến Việt Nam, 3,2% lính Mỹ nghiện amphetamine. Sau một năm, tỷ lệ này tăng 5,2%. Nói một cách ngắn gọn, hình thức quản lý chất kích thích của quân đội đã góp phần làm lây lan thói quen sử dụng thuốc vô độ, dẫn đến những hậu quả bi thảm bởi amphetamine, như nhiều cựu binh khẳng định, gia tăng cả sự tỉnh táo lẫn tính bạo lực. Một số người kể rằng khi tác dụng của thuốc mất đi, họ khó chịu đến mức "muốn bắn trẻ em trên đường".

 

Các chất kích thích không chỉ nhằm tăng cường sức khỏe thể chất của binh lính mà còn giảm tác động của cuộc chiến đến tinh thần họ. Để tránh quân đội rơi vào cảnh hoảng loạn, Bộ Quốc Phòng Mỹ cho phép lưu hành thuốc an thần. Trong cuốn On Killing, cây bút David Grossman mô tả Việt Nam như "cuộc chiến đầu tiên mà dược lý được huy động trực tiếp để tăng sức mạnh cho người lính nơi chiến trường". Chưa bao giờ, lịch sử nhân loại chứng kiến việc sử dụng thuốc chống loạn thần mạnh như chlorpromazine, được sản xuất bởi GlaxoSmithKline dưới cái Thorazine, trở thành một thói quen. 

 

Nhờ khối lượng thuốc khổng lồ cùng đội ngũ bác sĩ tâm thần đông đảo, số lính Mỹ bị tổn thương tâm lý trong chiến tranh Việt Nam chỉ khoảng 1% (12 ca trên 1.000 quân), thấp kỷ lục so với Chiến tranh Thế giới thứ Hai (10% tương đương 101 ca trên 1.000 quân) và chiến tranh Triều Tiên (4% tương đương 37 ca trên 1.000 quân). Tất nhiên, kết quả này chỉ tồn tại ngắn hại. Chất kích thích và thuốc chống loạn thần không tiêu diệt nguyên nhân gây stress mà "làm nhiệm vụ tương tự như insulin đối với tiểu đường, tức là điều trị triệu chứng và căn bệnh vẫn còn đó", theo quan sát của Grossman. 

 

Rốt cuộc, sử dụng thuốc bừa bãi chỉ đóng băng những vấn đề đã ăn sâu vào tâm trí để rồi nhiều năm sau đó, chúng đột ngột trỗi dậy với sức công phá khủng khiếp hơn. Vì lẽ ấy, quân đội Mỹ đối mặt với sự bùng nổ của rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), ảnh hưởng đến khoảng 400.000-1,5 triệu cựu binh. Như lời một nhà tâm lý học quân sự được dẫn lại trong cuốn Flashback của Penny Coleman: "Những gì đã xảy ra ở Việt Nam giống như tiêm thuốc tê vào vết thương do súng bắn của một người lính rồi bắt anh ta quay lại chiến trường".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Đàn ông Việt chết do ung thư nhiều nhất thế giới (12-04-2016)
    Lấy vợ thông minh giúp đàn ông sống thọ (11-04-2016)
    Cha đẻ của thuốc kháng sinh thay đổi nền y học nhờ đãng trí (10-04-2016)
    Điều gì xảy ra khi thận ngừng hoạt động (08-04-2016)
    Con người đã biết gì về Zika (06-04-2016)
    5 thủ phạm lén lút gây ung thư (04-04-2016)
    Axit hủy hoại cơ thể con người ra sao (01-04-2016)
    8 bệnh tình dục nguy hiểm (31-03-2016)
    Dấu hiệu sớm ung thư vú (28-03-2016)
    Muốn sống lâu hãy ăn như người Nhật (27-03-2016)
    Phụ nữ dễ tử vong vì đau tim hơn nam giới (26-03-2016)
    Kết cục bi thảm của BS kêu gọi đồng nghiệp 'rửa tay cứu người' (25-03-2016)
    6 bệnh gây tử vong sớm ở phụ nữ (24-03-2016)
    Sự thật cần biết về 'hormone tình yêu' (23-03-2016)
    8 thắc mắc phổ biến về bệnh ung thư (21-03-2016)
    Viagra từ tự nhiên dành cho đàn ông (19-03-2016)
    Phục hồi và tăng cường sinh lý nữ (17-03-2016)
    5 cách giảm cân trong giấc ngủ (15-03-2016)
    Ngủ kém có thể dẫn đến ung thư (14-03-2016)
    Những căn bệnh di truyền tồi tệ nhất (12-03-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152878023.